Trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, có một cán bộ Trung đoàn thường xuyên quát mắng chiến sĩ. Người cán bộ này từng làm giao thông và bảo vệ Bác trước Cách mạng tháng Tám.
Nghe phản ánh từ nhân dân, Bác đã gọi cán bộ này lên Việt Bắc. Bác yêu cầu trạm đón tiếp rằng dù cán bộ này đến sớm, cũng phải đợi đến trưa mới được vào gặp Bác.
Trời mùa hè, nắng nóng, đi bộ giữa trưa, cán bộ Trung đoàn vã mồ hôi. Đến nơi, Bác đã đợi sẵn với hai cốc nước: một cốc nước sôi bốc hơi nghi ngút và một cốc nước lạnh.
Sau khi chào hỏi, Bác chỉ vào cốc nước nóng và nói:
– Chú uống đi.
Cán bộ kêu lên:
– Nắng thế này mà Bác cho nước nóng, làm sao cháu uống được.
Bác cười và hỏi:
– Thế chú có muốn uống nước lạnh không?
– Dạ có ạ.
Bác nghiêm nghị nói:
– Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng nảy, cả chiến sĩ của chú và tôi cũng không thể tiếp thu. Sự hòa nhã và điềm đạm giống như cốc nước lạnh, dễ tiếp thu hơn.
Cán bộ hiểu và nhận lỗi, hứa sẽ thay đổi.
Bài học kinh nghiệm:
– Câu chuyện cho thấy sự quan tâm của Bác đối với cách quản lý con người và bài học về tâm lý và cách ứng xử tinh tế. Khi giận dữ, chúng ta dễ mất kiểm soát và làm những việc không suy nghĩ, có thể tổn thương người khác và để lại ấn tượng xấu. Do đó, hãy luôn bình tĩnh và khéo léo xử lý tình huống để đạt kết quả tốt nhất.
- Quận Nam Từ Liêm: Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô được tổ chức
- Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
- Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Trần Sỹ Thanh dâng hương tại Nhà tưởng niệm Cố Chủ tịch Ủy ban hành chính đầu tiên của Hà Nội- Bác sỹ Trần Duy Hưng
- CHỊ PHẠM THỊ THU GIANG ĐƯỢC HIỆP THƯƠNG THAM GIA ỦY BAN HỘI LHTN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
- Tuổi trẻ Phương Canh dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sĩ